Gọi điện

Zalo

Messenger

Viber

Trầm không chỉ là hương. Trầm là hành trình 2.000 năm của nhân loại đi tìm bốn khao khát cháy bỏng: Thiện, Mỹ, Chân, An. Giới Đức Hương nguyện tiếp nối hành trình đó.

Trầm hương là biểu tượng cho nỗ lực tìm cái thiện. Nó xuất hiện trong các nghi thức thiêng liêng của những tôn giáo lớn nhất hành tinh. Đức Thích Ca được hỏa táng với những mảnh trầm. Đức Jesus được khâm liệm với hương trầm sau khi bị đóng đinh trên thập giá. Nó cũng là mùi hương yêu thích nhất của nhà tiên tri Muhammad. Nó là phần thưởng cho ai đến được Niết Bàn và Địa Đàng.

Trầm hương là biểu tượng cho hành trình tìm kiếm cái đẹp. Trầm được sử dụng cho những phong tục giàu tính mỹ cảm của nhiều nền văn hóa. Cách thức sử dụng trầm được ghi chép trong những văn bản tiếng Hán, tiếng Phạn, tiếng Ả-rập có tuổi đời hàng thiên niên kỷ.

Trầm hương là biểu tượng cho mong muốn được an yên. Trầm là vị thuốc xuất hiện trong các dược điển từ Đông sang Tây, từ học giả của Lưỡng Hà cho đến Nam Dược thần hiệu của Hải Thượng Lãn Ông – bảo vật quốc gia chúng ta vẫn lưu đến ngày nay.

Trầm hương còn phản ánh khát vọng về sự thịnh vượng. Nó tham gia tạo nên Con đường tơ lụa, và thúc đẩy những tuyến hàng hải sớm từ phương Tây sang Viễn Đông.

Trầm hương, vì giá trị đó, trở thành ảnh chiếu của xã hội loài người: từ nhiều thế kỷ trước, nó đã trở thành lý do của những cuộc đô hộ, cưỡng đoạt, những toan tính, lừa lọc, của rất nhiều sự giả dối. Điều đó không ngừng lại cho đến tận ngày hôm nay.

Nhưng càng nhiều thử thách và mặt tối, nỗ lực tìm thấy trầm hương thật càng mãnh liệt. Đó không chỉ là mùi hương, mà cuộc tìm kiếm trầm hương biểu tượng cho hành trình tìm kiếm chân-thiện-mỹ của con người. Bản chất của con người luôn là tìm đến những điều tốt đẹp hơn, tìm thấy vàng trong chì.

Giới Đức Hương tiếp nối sứ mệnh đó. Chúng tôi tiếp tục hành trình hàng thiên niên kỷ của nhân loại trong việc kiếm tìm thiện-mỹ-chân-an thông qua những mảnh trầm.

Đó không chỉ là một hành trình bằng đường bộ, theo nghĩa đen, vào những cánh rừng của Vương Quốc Chăm-pa cổ xưa. Đó là một cuộc nghiên cứu và lan tỏa các giá trị văn hóa nguyên bản. Đó còn là nỗ lực ứng dụng các công nghệ tiến bộ nhất, để đi sâu vào từng phân tử và mang tinh chất của trầm đến với người sử dụng.

Và hơn hết, đó phải là một hành trình của cái Chân – của những người tôn thờ chân giá trị và không lừa bán chì cho những người tìm vàng.

Cuộc tìm kiếm ấy đã kéo dài hơn hai thiên niên kỷ. Giới Đức Hương tin rằng nó xứng đáng kéo dài thêm nhiều thiên niên kỷ nữa. Trầm, không chỉ là một thú chơi. Nó là thước đo lòng thiện, đo mỹ cảm, đo sự chân thật trong lòng người.

SỨ MỆNH

Giới Đức Hương phụng sự cho cuộc kiếm tìm Thiện-Mỹ-Chân-An của mỗi người, thông qua trầm hương.

Thiện

Trầm là biểu tượng tôn giáo – bằng đội ngũ học giả tôn giáo và văn hóa tên tuổi, Giới Đức Hương đưa biểu tượng của lòng hướng Thiện, các nghi thức và vật phẩm tâm linh nhiệm màu đến với từng người.

Mỹ

Trầm là vật phẩm thẩm mỹ - cùng các chuyên gia lịch sử, khảo cổ và nhà thiết kế uy tín, Giới Đức Hương đưa biểu tượng mỹ cảm nghìn năm của Á Đông vào các không gian sống đương đại.

An

Trầm là vị thuốc lâu đời – với đội ngũ các nhà hóa học, dược học và phòng thí nghiệm quy mô, Giới Đức Hương tạo ra những sản phẩm cải thiện cả thể chất và tinh thần của con người.

Chân

Trầm là tài sản giá trị - Giới Đức Hương tìm kiếm trầm thật trong những cánh rừng cổ xưa, chế tác bằng kỹ thuật của những nghệ nhân lâu đời, sử dụng công nghệ hiện đại nhất để dìu Chân Giá Trị trong từng phân tử gỗ ra ngoài cuộc sống.

 

HÀNH TRÌNH HƯỚNG THIỆN

 “Như những thung lũng trải dài
Như những khu vườn bên dòng sông
Như những cây trầm hương do Chúa trồng
Như những cây bá hương bên mặt nước”

(Mô tả về đất Israel trong Kinh Cựu Ước)

“Sáng hôm ấy, để làm lễ hỏa táng cho thân thể của Như Lai, người ta đem đến một vạn bó gỗ thơm: gỗ đàn hương, gỗ trầm hương, gỗ ngưu đầu chiên đàn, gỗ thiên tuế”.

(Kinh Đại Bát Niết Bàn)

Trầm hương là loài gỗ thiêng của cả 3 tôn giáo lớn nhất trên Trái đất: Hồi giáo, Phật giáo và Cơ đốc giáo. Nó là hương thơm của lòng hướng thiện, của những người tuân theo lời răn, được so sánh với Niết Bàn hay Địa Đàng.

Gỗ trầm xuất hiện trong Kinh Đại Bát Niết Bàn khi chúng sinh chuẩn bị làm lễ trà tỳ (hỏa táng) cho Đức Phật Thích Ca. Do thần lực của Phật, các bó gỗ thơm buổi sáng ấy đều phát ánh sáng màu xanh vàng đỏ trắng. Cơm cúng dường ngày hôm đó cũng được nấu bằng củi trầm hương.

Trong kinh Di Lan Đà Vấn Đạo, tì kheo Na Tiên (Nāgasena) đã dùng trầm hương để so sánh và giúp vua Di Lan Đà tưởng tượng về Niết Bàn.

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Trầm hương đỏ có ba đức tính được liên quan đến Niết Bàn,’ trầm hương đỏ có ba đức tính nào được liên quan đến Niết Bàn?”

“Tâu đại vương, giống như trầm hương đỏ là khó đạt được. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn là khó đạt được. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có đức tính thứ nhất này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, trầm hương đỏ có mùi hương tuyệt vời không thể sánh bằng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn có mùi hương tuyệt vời không thể sánh bằng. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có đức tính thứ nhì này được liên quan đến Niết Bàn.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, trầm hương đỏ được những người tốt ca tụng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế Niết Bàn được các bậc Thánh nhân ca tụng. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có đức tính thứ ba này được liên quan đến Niết Bàn. Tâu đại vương, trầm hương đỏ có ba đức tính này được liên quan đến Niết Bàn.”

Gỗ trầm và hương trầm đã luôn là một biểu tượng của sự cao quý trong Phật giáo. Gỗ được tìm thấy trong thân của tượng đồng Di Lặc từ thế kỷ thứ 5. Cho đến tận nhiều thế kỷ sau, hương trầm và tràng hạt bằng gỗ trầm vẫn làm nên sự uy nghiêm của các không gian thờ tự Phật giáo.

Trong Kinh Cựu Ước của người Cơ Đốc giáo, khi Balaam mô tả về nước Israel (sách Dân số 24:6), nơi đó có những cây trầm hương “do Chúa trồng”. Trong Tân Ước, ý nghĩa tâm linh của trầm hương được nêu rõ ràng trong phúc âm của Giăng (20: 39–40), nơi thân thể của Chúa Giê-su được xức bằng hỗn hợp của cây hương và cây trầm sau khi ngài bị đóng đinh.

Theo lời kể của Abu Huraira về Thiên đàng của người Hồi giáo, những người đầu tiên bước chân vào Địa đàng sẽ phát sáng như ánh trăng, và được mang theo hương trầm trong lư hương của họ.

Trầm hương là một loại hương yêu thích của Nhà tiên tri Muhammad khi tại thế. Chúa tể Umar của Đế quốc Hồi giáo Rashidun, người thừa kế thứ hai của Nhà tiên tri Muhammad, đã cho đốt trầm hương trong các thánh đường Hồi giáo đầu thế kỷ thứ 7 – và biến nó thành một nghi thức còn tồn tại đến tận ngày nay.

Từ trước cả khi Hồi giáo, Phật giáo và Cơ đốc giáo phổ biến trên thế giới, loài người đã tin rằng gỗ trầm sẽ giúp họ đi tới cuộc sống vĩnh hằng sau tạ thế. Gỗ được dùng để ướp xác bởi người Ai Cập cổ đại. Người La Mã cũng bắt đầu sử dụng gỗ trầm cho các nghi thức đưa tiễn người thân từ đầu Công Nguyên. Năm 65, Hoàng đế Nero của La Mã đã chôn người vợ yêu quý Poppaea Sabina cùng với rất nhiều hương liệu, trong đó có trầm.   

Giới Đức Hương làm gì?

Việc tu tập đúng cách, phát tâm hướng thiện thông qua tu tập đúng cách, là khao khát của người Việt qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng tìm kiếm khi các kiến thức đồ sộ về tôn giáo không chỉ được ghi chép trong Kinh tạng, mà tồn tại dưới nhiều dạng thức: di chỉ khảo cổ, văn bia, kiến thức truyền khẩu (với Phật giáo Mật tông) và trong cả văn hóa dân gian.

Những kiến thức sai lạc được phát tán bằng sự hồn nhiên hoặc động cơ vụ lợi có thể gây ảnh hưởng đến giá trị, niềm tin với trầm và các không gian tâm linh thiêng liêng của người Việt.

Giới Đức Hương sở hữu một mạng lưới thân hữu các nhà sử học, nhà nghiên cứu tôn giáo và các bậc cao tăng trong Phật giáo Việt Nam. Chúng tôi thực hiện các cuộc nghiên cứu nghiêm cẩn về trầm trong đời sống tâm linh của các cộng đồng – đặc biệt là cộng đồng người Việt – và đưa tri thức này đến với đại chúng.

HÀNH TRÌNH MỸ CẢM

“Phong lô nhất chú trầm hương niểu,
Đề điểu sổ thanh xuân trú tình

Dịch:
Trầm trong lư, một nén đang lên khói

Chim hót ngoài xuân, trời tạnh sáng”

 

  • Độc Dịch, Vua Trần Minh Tông

Trầm hương, cả mùi hương và chất gỗ, là nguyên liệu đỉnh cao trong thẩm mỹ của vô số nền văn hóa.

Trong Nghìn lẻ một đêm – tuyển tập các câu chuyện về thế giới Ả-rập cổ xưa, trầm hương xuất hiện liên tục, khi được làm nước hoa, hương đốt, trong các nghi lễ cầu nguyện, thương mại, vật phẩm để cống nạp, thứ thể hiện địa vị, và thậm chí, để xây dựng cổng và chế tác lồng chim.

Rất nhiều tài liệu cổ về nước hoa của thế giới Ả-rập đề cập đến trầm hương như một nguyên liệu chính. Trong 16 loại nước hoa hoàng gia của Đế chế Mughal, vương quốc Hồi giáo quyền lực của Nam Á thế kỷ 16, có tới 11 loại chứa trầm hương.

Với người Ấn Độ cổ xưa, kỹ thuật làm nước hoa là một trong 64 kỹ thuật mà nam giới và phụ nữ phải học, để đời sống tình cảm của họ được thăng hoa.

Người Ấn Độ cổ còn sử dụng trầm hương như một loại nguyên liệu làm giấy – thứ giấy xa xỉ chỉ sử dụng cho Hoàng đế. Trong tiểu sử của Hoàng đế Harsha, người ta liệt kê ra danh sách các cống vật cho nhà vua gồm có “những cuộn giấy viết được làm từ sánh trầm, những ống tre dày đựng tinh dầu trầm đen…”.

Ở Nhật Bản, dù không trồng được trầm hương, nhưng từ thế kỷ thứ 9, Nhật Hoàng đã tổ chức những cuộc thi điều chế trầm hương, kết hợp với đàn hương, xạ hương và đinh hương để tạo thành những mùi thơm khác nhau – dưới sự giám sát trực tiếp của Hoàng tử Kaya.

Tại Á Đông, trầm hương còn là chủ đề bất tận của thi ca. Từ Lý Bạch của Trung Hoa đến Trần Minh Tông của Đại Việt, những làn khói trầm đều trở thành hình ảnh giàu tính mỹ cảm. Làn khói mảnh tạo nên bình yên cho không gian rộng lớn. Mùi hương thoáng làm nên cảm giác thư thái dài lâu.

Với tâm hồn của các thi sĩ phương Đông, thì trầm hương sưởi ấm cho họ mùa Đông, nhưng cũng có thể làm mát cả một mùa Hè. Chu Bang Ngạn đời Tống viết: “Liệu trầm hương, tiêu nhục thử. Điểu tước hao tình, xâm hiểu khuy thiềm ngự”, nghĩa là lửa trầm hương xóa tan cái nóng mùa Hè, tiếng chim gọi bình minh lên trên thềm.

Chơi trầm hương, vì thế trở thành một nghi thức mỹ thuật, không còn thuần túy là đốt lên bằng cách thức bất kỳ.

“Dấu trầm hương” là một ví dụ. Nó khởi nguồn từ nghi thức của Phật giáo Mật tông, đi vào Trung Hoa từ Ấn Độ, rồi trở thành một nghi thức của những người yêu hương. Trong nghi thức này, mảnh trầm sống sẽ được người chơi tự gọt thành bột, rồi sử dụng một con dấu kim loại đóng xuống, đúc thành một tác phẩm điêu khắc nhỏ bằng bột trầm.

Các khối gỗ trầm với hình dáng độc đáo được trưng bày thành những khu vườn của giới quý tộc thời Tống. Và việc đốt trầm tạo ra một nhánh mới của nghệ thuật đúc đồng: nơi những lư hương được đúc tỉ mỉ với muôn vàn kiểu dáng và phong cách. Hoàng đế Hsuan Tsung (847 CN) ban hành sắc lệnh, trong đó có một số điều kiện, trong đó có điều kiện mà ông sẽ chỉ xem xét việc tưởng niệm và thỉnh nguyện sau khi đã rửa tay và thắp hương.

Giới Đức Hương làm gì?

Người xưa dùng lư đốt trầm ra sao? Các tác phẩm điêu khắc bằng trầm nên được thiết kế thế nào? Không gian đốt trầm có đòi hỏi gì đặc biệt? Hệ thống quan điểm thẩm mỹ này có thể ứng dụng vào không gian hiện đại bây giờ được không?

Và quan trọng hơn cả, tâm lý, thái độ khi thưởng trầm nên ra sao?

Trầm trong các nghi thức văn hóa đã có tuổi đời hai thiên niên kỷ - và tạo thành một khối lượng tri thức đồ sộ. Nó không chỉ tồn tại dưới dạng vật chất (lư đồng, tượng trầm) mà còn dưới dạng phi vật thể (thơ cổ).

Giới Đức Hương tự hào là tổ chức tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng văn hóa cổ vào đời sống đương đại. Kết hợp với Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, các nhà văn hóa, nhà mỹ thuật cổ và cả các designer tên tuổi đương thời, Giới Đức Hương đưa một trong những “biểu tượng mỹ học” lâu đời nhất của lịch sử nhân loại – Trầm Hương – vào đời sống hiện đại.

HÀNH TRÌNH AN TRÚ

“Không độc, ấm cay mùi thơm nức
Phong thủy, hạ khí, khiếu quan thông
Ấm vị, bổ dưỡng tinh đắc lực”
(Nam Dược thần hiệu - Hải Thượng Lãn Ông)

Tri thức về điều trị bệnh lý cơ thể, thần kinh và cả tâm hồn của trầm hương của nhân loại nói chung và người Việt nói riêng đã được ghi nhận từ cách đây hàng thiên niên kỷ.

Những văn bản sớm nhất về dược tính của trầm hương được tìm thấy từ 2000 năm trước. Sách “De materia medica” của Đế quốc La Mã – ra đời quãng năm 65 SCN và được giới y học thế giới chuyền tay nhau suốt 15 thế kỷ sau đó – mô tả các dược tính của trầm. Đặc biệt, nhờ những chuyến thám hiểm đến Ấn Độ, người La Mã còn ghi nhận cả dược tính của rễ cây gió bầu, khi họ tin rằng chiết xuất của rễ cây có thể trị bệnh dạ dày, kiết lị, làm giảm những cơn đau của phổi và gan.

Tại Trung Hoa, trầm hương lần đầu được ghi nhận trong sách thuốc từ thời Hậu Hán (thế kỷ 10), trong cuốn “Danh Y Biệt Lục”, tổng hợp các bài thuốc từ các danh y trong các triều đại trước đó. Trong sách này, Trầm hương được cho có hiệu quả trong việc điều trị bệnh tả và các chứng bệnh về tim.

Tri thức về trầm hương của người Việt (các cư dân vùng “Lĩnh Nam” theo cách gọi của người Hán xưa) được ghi nhận từ cách đây hàng thiên niên kỷ. Sách “Hải Dược Bản thảo” viết từ thế kỷ thứ 10, về các vị thuốc ở phía Nam, đã viết về trầm hương điều trị các triệu chứng tâm lý và thần kinh, chẳng hạn như các vấn đề về tâm thần và hôn mê. Sách này cũng đề cập đến việc sử dụng trầm hương trong thuốc mỡ để điều trị vết sưng tấy.

Trong thời Hậu Hán và Ngũ đại Thập quốc, sách “Nhật Hoa Tử bản thảo” ghi nhận trầm hương có tác dụng trong điều trị cảm lạnh và ẩm ướt liên quan giảm đau nhức ở khớp. Sách “Bản thảo kinh sơ” đã mô tả tác dụng của trầm hương trong việc điều chỉnh sự tăng hoặc giảm của khí. Sách cũng đề cập đến đặc tính của cây trầm hương để giảm bớt chứng phù nề; hương trầm hương cay nồng; do đó, trầm hương có thể làm khô sự ẩm ướt trong lá lách và giảm phù nề.

Trầm hương có một địa vị nổi bật trong y học thời Tống ở Trung Hoa, được điều chế như một loại thuốc mỡ bôi bên ngoài cũng như thuốc sắc trong rượu để điều trị nhiều bệnh nội tạng khác nhau, đuổi tà ma và làm sạch tâm hồn.

Tóm lại, trong y học cổ truyền phương Đông, trầm được cho là có các tác dụng chính:

  1. Lưu thông khí và giảm đau: Khi khí lạnh ngoại sinh tấn công cơ thể sẽ làm khí lưu thông chậm lại, nếu khí lạnh đông lại trong dạ dày sẽ gây ứ trệ khí dẫn đến đau. Trầm hương, với đặc tính làm ấm của nó, có thể được sử dụng cho các cơn đau liên quan đến sự ngưng trệ của khí.

Sách “Bản thảo Cầu Chân” (thời Càn Long, thế kỷ 18)

 

  1. Hướng khí nghịch xuống và giảm nôn mửa: Buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra cùng với đau bụng, chủ yếu là do dòng chảy ngược của khí trong dạ dày. Như đã nói, trầm hương nặng hơn nước; điều này thúc đẩy sự chuyển động giảm dần của khí.
  2. Làm ấm thận để hỗ trợ hấp thụ khí: Nếu thận thiếu dương, các chức năng bình thường như hấp thụ khí không được duy trì, thận không nhận được khí ở phổi. Sự thất bại này dẫn đến nhiều triệu chứng như khó thở, thở gấp và hen suyễn. Trong “Bản Thảo Cầu Chân” thời Càn Long – trầm được cho là có chức năng bổ dương, đi vào kinh mạch thận. Vì vậy, trầm hương còn có thể dùng để điều trị suy thận, chữa các chứng đau lưng yếu, lạnh lưng, đau nhức khớp gối do thận hỏa suy yếu không thể làm ấm lưng và đầu gối.

Các nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa lý của trầm hương trong thế kỷ 20 và 21 tiếp tục chỉ ra các tác dụng:

  1. Tác dụng an thần: Trầm hương đã được sử dụng làm thuốc an thần trong nhiều loại thuốc cổ truyền bằng cách hít khói cháy hoặc uống vào miệng. Các nghiên cứu mới chỉ ra rằng các dẫn xuất benzylaxeton trong trầm tạo ra tác dụng an thần. Trầm hương cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng lo âu. Ví dụ, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng alpha-agarofuran và dẫn xuất 4-butyl-alpha-agarofuran có thể điều chỉnh serotonin và dopamine ở chuột bị lo lắng do serotonin. Một số nghiên cứu khác chỉ ra triển vọng của trầm trong chống lại trầm cảm.
  2. Tác động đến hệ tiêu hóa: Chiết xuất của trầm chứa các chất có thể bảo vệ niêm mạc ruột; cải thiện lượng thức ăn vào tổn thương niêm mạc ruột, giảm bớt sụt cân và tiêu chảy.

Đặc biệt, dịch chiết metanol và nước của lá cây trầm hương giúp tăng cường hấp thu glucose hoạt động trong tế bào mỡ của chuột, và tác dụng tương đương với insulin.

  1. Hạn chế vi khuẩn và nấm: Các nhà khoa học Thái Lan vào năm 2013 chứng minh rằng chiết xuất lá cây gió bầu kích hoạt sự sưng tấy và biến dạng của các tế bào vi khuẩn và ức chế sự hình thành màng sinh học của vi khuẩn. Trong vòng 24, chiết xuất này gây ra vỡ thành tế bào vi khuẩn.
  2. Chống khối u: Nhiều nghiên cứu tìm thấy các hợp chất ức chế sự phát triển khối u ác tính. Chiết xuất lấy từ trầm hương có hoạt tính kháng u chống lại các dòng tế bào khối u đa kháng thuốc, bao gồm ung thư biểu mô phổi, ung thư biểu mô biểu mô vòm họng và các dòng tế bào ung thư vú.

Tốc độ phát triển của MCF-7 (tế bào ung thư vú) dưới sự ức chế của tinh dầu trầm. Biểu đồ: International Islamic University, Malaysia.

Giới Đức Hương làm gì?

Rễ, lá, gỗ và hạt cây gió bầu đều đã được nghiên cứu từ thời cổ đại trong tư cách những vị thuốc cho cả thể chất và tinh thần con người. Những cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp tục trên toàn cầu. Giới Đức Hương tự hào là một trong những tổ chức tiên phong tại Việt Nam tiếp cận trầm hương ở góc độ khoa học cơ bản.

Đội ngũ sáng lập của Giới Đức Hương bao gồm những nhà hóa học tên tuổi tại Việt Nam, sở hữu phòng lab hiện đại và độc quyền các công nghệ chiết xuất tinh chất từ trầm.

Với việc tiếp cận trầm hương bằng cả kiến thức y học cổ truyền, kiến thức y học hiện đại và vật lý học, Giới Đức Hương muốn đưa trầm hương vượt lên một thú chơi, mà trở thành sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

HÀNH TRÌNH TẦM CHÂN

“Mặt hàng chính của Champa là calambac, nghĩa là trầm hương, loại thật và hảo hạng nhất trong số trầm hương… Có sự khác biệt rất lớn giữa mùi và vị của các loại trầm, và giá trị của chúng khác nhau như vàng và chì vậy. Loại calambac tốt nhất, và nguồn gốc của nó, là Vương quốc Champa”.

(Ghi chép của nhà thám hiểm Tomé Pires
Champa, 1512)

“Chỉ có người sành sỏi mới mua được trầm hương, do nạn làm giả tràn lan và khéo léo, được thực hiện bằng cách làm đen gỗ trầm hương bằng cách phủ một lớp nhựa cây khác và ướp bằng khói của trầm thật”.

(Ghi chép của nhà thực vật học Pierre Poivre
Nam Kỳ, giữa thế kỷ 18)

 

Hành trình tìm kiếm “trầm thật” đã là một thách thức của nhân loại từ đầu công nguyên. Lịch sử trầm hương song hành cùng với lịch sử thám hiểm, lịch sử hàng hải và thương mại của con người.

Trầm là một trong những hàng hóa thúc đẩy sự ra đời và hoàn thiện của Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ 15.

Có hàng trăm loài thực vật có dầu thơm, nhưng trầm hương, được đặc biệt tôn kính vì có mùi thơm, ý nghĩa lịch sử và tôn giáo. Tuổi thọ của hương thơm của trầm cho phép lưu trữ và giao dịch đường dài, giống như đá quý và kim loại.

Từ thế kỷ 1 trước Công nguyên, nhà bác học Ptolemy của Thành Alexandria đã cử sứ giả đến Ấn Độ để mua trầm. Trầm hương lúc này nguồn gốc từ các vùng cao xung quanh đầu nguồn sông Hằng và có thể được nhập khẩu từ Tenasserim (Malaysia) và Sumatra (Indonesia).

Các mối quan hệ thương mại của La Mã đã đến được Trung Quốc, với báo cáo của các thương nhân La Mã vào năm 166 CN và một sứ thần vào năm 284 CN khi họ dâng tặng Hoàng đế Trung Quốc 30.000 cuộn trầm hương mỏng.

Một mạng lưới thương mại đã xuất hiện ở Biển Java, trong thế kỷ thứ 2 và thứ 3 sau CN, dựa trên việc trao đổi các chất thơm, chẳng hạn như trầm hương và gỗ đàn hương, và các loại gia vị bao gồm đinh hương.

Con đường của trầm hương từ thế kỷ 2 đến 15 SCN.

Sách Arthaśhāstra (Ấn Độ, khoảng năm 320 TCN), nói rằng chất thơm được coi là một trong những “vật phẩm quý giá được nhận trong kho bạc,” với gỗ trầm. Trong Arthaśhāstra, trầm hương và các chất thơm khác cũng phải chịu thuế nhà nước bằng một phần mười hoặc một phần mười lăm giá bán của sản phẩm.

Việc sử dụng hương đầu tiên ở Trung Quốc đã được đặt vào khoảng thế kỷ 1 sau Công nguyên và được coi là ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa Phật giáo Ấn Độ. Đến khoảng thế kỷ thứ 3, chất thơm từ Đông Nam Á được coi là thứ xa xỉ tinh vi để giới cầm quyền Trung Quốc sử dụng.

Những đợt nhập khẩu và cống nạp trầm hương từ Việt Nam (Đại Việt và Chămpa), tiếp tục diễn ra tốt đẹp vào thời nhà Tống (960–1279 CN), thời kỳ mà trầm hương được ghi chép bởi Marco Polo là có nhiều ở cả hai miền nam Việt Nam (Champa) và miền đông Indonesia.

Cũng bắt đầu từ giai đoạn bùng nổ thương mại này, thời nhà Tống, thế giới bắt đầu nhận ra trầm hương tốt nhất đến từ miền Nam Việt Nam – khu vực của vương quốc Champa thời đó.

Vào cuối thế kỷ 11 CN, một lượng lớn gỗ trầm hương và gỗ đàn hương đã được các thương nhân Đông Nam Á buôn bán vào Trung Quốc: 2950 kg (4890 cân Trung Quốc) gỗ trầm hương được gửi từ Giao Chỉ (miền Bắc Việt Nam) được ghi chép vào năm 1063.

Cuối thế kỷ 12 CN, Marco Polo đã viết về sự giàu có của thành phố cảng Tuyền Châu, bắt nguồn từ các loại thuế phải trả đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm thuế 40% đối với các mặt hàng như trầm hương. Trong xác tàu thuyền Trung Quốc thế kỷ 13 sau Công Nguyên được bảo quản tuyệt đẹp ở Tuyền Châu, hàng hóa dồi dào nhất là gỗ hương được phát hiện ở 12 trong số 13 hầm và nặng 2400 kg.

Sự hiện diện thương mại của Trung Quốc ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương cũng rất nổi bật trong thời nhà Minh những năm 1400. Vào thời điểm này, Trung Quốc có một lực lượng hải quân đáng kể và một số lượng lớn các tàu buôn tư nhân buôn bán với Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Ấn Độ và Đông Phi.

Các quốc gia châu Âu bắt đầu ảnh hưởng đến thương mại quốc tế các loại gia vị từ đầu thế kỷ 14 CN Người Bồ Đào Nha, tiếp theo là người Tây Ban Nha và sau đó, vào cuối thế kỷ 16, người Hà Lan, Pháp và Anh đều buôn bán gia vị với Ấn Độ và phương đông.

Vào thế kỷ 16 CN, loại trầm hương tốt nhất ở châu Âu được người Bồ Đào Nha lấy từ cảng Calcutta ở Ấn Độ, Sri Lanka và các cảng lân cận khác (có thể là Java, nơi có nhiều trầm hương).

Nhưng đến thế kỷ 18, các thương nhân Bồ Đào Nha và Pháp bắt đầu lấy trầm hương từ miền nam Việt Nam để buôn bán ở Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông. Vùng đất Chăm-pa vốn vẫn là một bí ẩn được khai mở, và các nhà thám hiểm của Pháp và Bồ đồng loạt khẳng định rằng “trầm hương tốt nhất là thứ được tìm thấy ở Chăm-pa”.

Phân biệt

Cũng như vàng, nạn “hàng giả hàng nhái” ở trầm đã song hành cùng với lịch sử con người. Các nền thương mại lớn thời cổ đại đều có bảng phân biệt trầm của mình.

Dưới thời kỳ thịnh trị của Đế chế Hồi giáo Mughal (Ấn Độ ngày nay), trầm hương phân loại tới 12 loại khác nhau, theo thứ tự chất lượng được gọi là Mandalí , Jabalí hoặc Hindí , Samandúrí , Qumárí , Qáqulí , Barri , Qit'í , Qismúrí, Jaláli , Máyatáqí, Lawáqí và Rítalí.

Tại Ấn Độ thời cổ đại, yếu tố mô tả sản phẩm trầm hương riêng biệt được cung cấp trong sách Arthaśhāstra: (1) Jongaka có màu đen hoặc đen lốm đốm và có các đốm loang lổ; (2) Dongaka màu đen; và (3) Párasamudraka có màu loang lổ và có mùi giống Navamálika (hương nhài).

Chất lượng thơm của trầm hương được buôn bán trong thời nhà Tống bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi loại (có thể là giống hoặc loài), nguồn khu vực (vị trí địa lý), nguồn sinh vật (cành, thân, rễ) và độ chín (“tươi” so với “chín”). Độ chín của các sản phẩm từ trầm hương không nhất thiết liên quan đến tuổi hoặc kích thước của cây, mà là việc trầm hương được thu hoạch từ cành hoặc cây còn sống (tươi – đồng) hay đã tàn (chín – thục). Trầm hương mới thu hoạch được mô tả là có hương thơm lâu dài và vượt trội hơn so với mùi thơm thường thấy của trầm hương chín. Trầm hương chín có hai cấp độ trong thương mại Trung Quốc hiện nay được mô tả là được hình thành từ các cành gãy hoặc từ một cây đã bị chôn vùi và phân hủy trong điều kiện hiếu khí ( tu chen) hoặc kỵ khí/đầm lầy.

Bảng 3 TÊN VÀ KHU VỰC CÓ THỂ XUẤT XỨ CỦA SÁU LOẠI TRẦM HƯƠNG Ở TRUNG HOA TRONG THẾ KỶ 10 ĐẾN 13 CN

Nhập vùng

Ch'ön-hiang

Tsién-hiang

(Tiên hương)

Su- / Chan-hiang

Huang-shóu-hiang

(Hoàng thục hương)

Shöng-haing

(Đồng hương?)

P'ong-lai-hiang

(Bồng lai hương?)

Bắc Việt Nam ( Giao Chỉ )

x

 

 

 

 

x

Nam Việt Nam ( Chiêm Thành )

x

x

x

 

x

 

Campuchia ( Chân Lạp)

x

 

x

x

x

 

Hải Nam

x

x

 

 

x

x

Thái Lan

x

x

x

 

 

 

Kuantan, Malaysia

 

 

x

 

 

 

Langkasuka, Malaysia

 

 

x

 

x

 

Beranang, Malaysia

 

 

x

 

 

 

Đông Sumatra

x

 

x

 

 

 

Java

x

 

 

 

 

 

Borneo

 

 

 

 

x

 

Người Ả Rập

 

 

 

 

 

 

 

Ch'ön-hiang được công nhận là có mật độ cao hơn (với hàm lượng nhựa cao và chìm trong nước) và hương thơm đối với tất cả các loại trầm hương khác và có nguồn gốc từ tâm gỗ và các hạch nhánh. Tiên hương có mùi thơm tương tự, nhiều sợi hơn, ít đặc hơn và được coi là chất lượng kém hơn Ch'ön-hiang . Su- và Chan-hiang là hai sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau, trước đây được coi là hương thượng hạng, và phẩm chất của cả hai thường bị ảnh hưởng bởi độ chín (tức là tươi hoặc chín). Hoàng thục hương được mô tả là gỗ trầm hương màu vàng (huang) chín (shóu), đôi khi có thể rỗng và thường là vật liệu rễ. Đồng hương là trầm hương “tươi” và có thể kém phát triển được chiết xuất từ các cành non.

BẢNG PHÂN LOẠI TRẦM CỦA NHẬT BẢN THẾ KỶ 16

Kiểu jinkoh

Mô tả (thế kỷ 16)

Nguồn gốc địa lý

Kyara

Một mùi nhẹ nhàng và trang nghiêm với một chút đắng. Hương thơm giống như một quý tộc trong sự sang trọng và duyên dáng của nó.

Việt Nam

Rakoku

Một mùi sắc và hăng tương tự như mùi gỗ đàn hương. Mùi của nó nói chung là đắng và gợi nhớ người ta về một chiến binh.

Thái Lan hoặc Lào

Mankaka

Mùi nhẹ và lôi cuốn thay đổi như tâm trạng của một người phụ nữ với những cảm xúc cay đắng. Không có phẩm chất nào trong số 5 phẩm chất (thị hiếu) có thể dễ dàng phát hiện được. Hương thơm có chất lượng tốt nếu nó biến mất nhanh chóng.

Malacca, Malaysia

Manaban

Chủ yếu là ngọt ngào. Sự hiện diện của dầu dính trên miếng mica thường là dấu hiệu cho thấy mùi thơm đó là manaban. Mùi thô và không tinh khiết, giống như mùi của một nông dân.

không xác định

Sumotara

Chua ở đầu và cuối. Đôi khi dễ bị nhầm với kyara, nó có một cái gì đó, cho dù cảm về nó, giống như một người hầu cải trang thành một người quý tộc.

Sumatra, Indonesia

Sasora

Mát và chua. Sasora chất lượng tốt bị nhầm với kyara, đặc biệt là khi nó mới bắt đầu cháy. Đôi khi nó nhẹ và thoang thoảng đến nỗi người ta có thể nghĩ rằng mùi đã biến mất. Nó làm người ta nhớ đến một nhà sư.

Assam

 

Vào giữa những năm 1700, Pierre Poivre đã mô tả ba loại gỗ trầm hương từ miền nam Việt Nam (Chochinchina) dựa trên độ chín và nồng độ nhựa của chúng: (1) Kỳ nam (trong tiếng Pháp là calembat) có chất lượng cao nhất và có nguồn gốc từ “trái tim” của cây, có nhựa và mềm đến mức có thể dùng móng tay cạo được; (2) trầm hương (tiếng Pháp là calembouc) gần như nhựa nhưng chứa nhiều gỗ hơn nên nhẹ và cứng hơn ky nam và chìm trong nước; và (3) tiên hương được mô tả là “gỗ tạp” thì trắng hơn và ít nhựa hơn so với hai loại trước.

Giới Đức Hương làm gì?

Suốt lịch sử loài người, tìm trầm thật và trầm tốt đã là một cuộc truy nguyên miệt mài của các nhà thám hiểm.

Giới Đức Hương tiếp tục hành trình đó, bắt đầu từ chính những cánh rừng của vương quốc Chăm-pa cổ xưa, nay thuộc vùng đất Khánh Hòa. Đó là nơi mà người Việt và người Chăm từ lâu đã biết rằng có những mảnh trầm tốt nhất trên thế giới.

Giới Đức Hương nhận được sự hỗ trợ của các nghệ nhân trầm hương hàng đầu tại đất Khánh Hòa – những người đã dành nửa thế kỷ lăn lộn trong những cánh rừng, tìm kiếm, trao đổi và phân loại trầm hương. Họ duy trì cả một nền văn hóa, bao gồm những nghi thức đặc biệt để tìm kiếm và khai thác trầm thật.

Nhưng không dừng lại ở đó, trong hành trình “tầm chân” của nhân loại với trầm không thể thiếu khoa học: làm thế nào để những khối gỗ quý giá này lưu giữ mùi hương lâu hơn, lan tỏa hơn? Giới Đức Hương sử dụng công nghệ độc quyền để tìm kiếm vào sâu trong từng phân tử gỗ – để có thể đưa ra thị trường những khối trầm nguyên bản – nhưng hàm lượng tinh dầu được giải phóng cao hơn nhiều so với bình thường.

Với sự bắt tay của các nghệ nhân lâu đời và các nhà khoa học, Giới Đức Hương tự hào là tổ chức đầu tiên đề xuất bảng phân loại trầm hương tại Việt Nam. Chúng tôi tự “phân loại” sản phẩm của mình một cách minh bạch – với một tiêu chí nhất quán – hướng tới Chân giá trị, không lẫn lộn vàng thau để kiếm lời.