Thông điệp từ set Hiếu Đạo Tết cổ truyền Ất Tỵ | CẨM NANG HIẾU ĐẠO GIỚI ĐỨC HƯƠNG
Với khát vọng “PHỤNG SỰ HIẾU ĐẠO NGƯỜI VIỆT” cùng triết lý “BAN THỜ LÀ TRƯỜNG HỌC”, Giới Đức Hương đồng hành với quý khách trong hành trình Tết Ất Tỵ này với những câu chuyện về Bánh chưng của Lang Liêu, bảo vệ văn hóa phong tục của Quang Trung Nguyễn Huệ và khát vọng cá chép hóa rồng nhân dịp đầu xuân mới.
Xin tri ân quý khách đã lựa chọn set Hiếu Đạo cho mùa Tết năm nay!
Vị thần báo mộng cho Lang Liêu cách làm bánh chưng là ai?
Tết đến Xuân về, mọi nhà có thể thiếu gì trên ban thờ nhưng không thể thiếu bánh chưng. Bởi đây là chiếc bánh thể hiện tấm lòng Hiếu Thảo không chỉ với cha mẹ, tổ tiên mà còn với trời đất. Vật phẩm chí thiện cao quý nhất của người Việt gắn liền với chữ HIẾU.
Nhờ chữ Hiếu, Lang Liêu đã trở thành Hùng Vương thứ 7. Vậy vị thần nào đã báo mộng cho Lang Liêu? Đó có phải là một sự may mắn?
Không có nhân thì không có quả. Không gieo hạt thì chẳng thể có cây. Lang Liêu nhờ cuộc sống khó khăn nên lại ở gần dân, thân dân, hiểu được “trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán”. Bởi thế, trực giác của Lang Liêu đã nhận được những thông điệp thiêng liêng mà hồn thiêng sông núi dưới hình dáng thần nhân gửi đến.
Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang
Lang Liêu dâng cha chẳng bạc vàng
Mà tấm lòng thành gói trời đất
Vuông tròn đúc đủ tình thế gian.
Khoa học hiện đại và thực tế đã chứng minh rất nhiều nghiên cứu, phát minh đến từ trực giác thông qua giấc mơ. Như bản tuần hoàn Mendeleev, như thuyết tương đối của Albert Einstein... Cuộc sống hiện đại đã làm mờ đi con mắt thứ 3 của trực giác. Câu chuyện Lang Liêu lại một lần nữa nhắc nhớ người Việt, trong dịp Tết âm lịch dâng lên tổ tiên cặp bánh chưng Hiếu Đạo, hãy biết trân trọng người mẹ tự nhiên, sống thuận quy luật của tự nhiên, thì các nguồn năng lượng vi tế của hồn thiêng sông núi nước Việt sẽ luôn bên cạnh để phù hộ, độ trì. Giấc mơ của Lang Liêu cũng có thể sẽ là giấc mơ bạn sẽ nhận được.
Đánh cho để dài tóc trong mùa xuân lịch sử 1789
1789, khi quân Thanh xâm lược nước ta, Quang Trung Nguyễn Huệ xuất quân ra bắc dẹp tan quân xâm lăng ngay trong thời gian ăn Tết Kỷ Dậu với lời hịch nổi tiếng:
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho chúng một chiếc xe để về nước cũng không có
Đánh cho chúng một mảnh giáp cũng không còn
Đánh cho giặc biết nước Nam anh hùng có chủ.
Bài hịch được xem như một Tuyên ngôn độc lập bởi ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc rất rõ ràng: tóc dài, răng đen.
Theo tinh thần Hiếu Đạo của Nho giáo, những gì cha mẹ ban cho đều có giá trị thiêng liêng. Bởi thế người Việt không cắt tóc mà búi lên đầu. Trân trọng những gì cha mẹ cho mình, từ thân thể đến trí thể, chính là thông điệp mà Giới Đức Hương muốn nhắc đến thông qua câu chuyện này.
Hướng dẫn thực tập:
Năm xưa, Quang Trung Nguyễn Huệ tuyên bố đánh giặc để bảo vệ phong tục tóc dài răng đen của dân tộc.
Giờ đây, nếu đất nước chúng ta có giặc ngoại xâm, noi gương Quang Trung, con sẽ viết hịch kêu gọi toàn dân đánh giặc cứu nước để bảo vệ những giá trị văn hóa gì?
Hãy liệt kê ít nhất 2 phong tục mà con thấy tốt đẹp của dân tộc phải gìn giữ bằng được?
(Gợi ý: Bánh chưng bánh dầy; giỗ tổ; Tết trồng cây; Tri ân thương binh liệt sĩ; Tết Trung Thu;…)
Vẽ mắt cho cá chép
Linh vật mùa Tết năm nay Giới Đức Hương dành tặng quý khách là Cá Chép.
Cá chép là một linh vật của người Việt. Cá chép xuất hiện với tần xuất dầy đặc trong văn hóa. Cá chép trông trăng, cá chép vượt vũ môn hóa rồng,…
Cá chép có đôi mắt không bao giờ nhắm ngay cả khi ngủ. Bởi thế, trong Phật Giáo, cá chép được sử dụng làm mõ chùa để nhắc nhớ người tu hành chuyên cần tinh tấn tu tập không ngừng nghỉ.
Cá chép là con vật kiên trì nhẫn nại và thông minh nhất khi sau vài lần thất bại, biết lợi dụng sức sóng và gió để nhảy lên vượt qua vũ môn, hóa rồng, thay đổi thân phận. Cá chép chính là hình ảnh của người quân tử, biết dựa vào thiên thời – địa lợi – nhân hòa mà làm nên đại nghiệp.
Bởi những phẩm chất đó, Táo Quân mới chọn cá chép để cưỡi về chầu Ngọc Hoàng.
Hướng dẫn thực tập:
Giới Đức Hương dành tặng linh vật cá chép để gia đình trong giờ phút giao thừa cùng nhau vẽ mắt cho cá, viết lời hứa nguyện quyết tâm thực hiện trong năm mới và đặt tên ban thờ như một phong tục khai bút đầu năm. Đôi mắt không ngủ của cá chép và khát vọng vượt vũ môn sẽ đưa hứa nguyện của bạn thành công.
Có thể bạn chưa biết
Đón Tết Trang hoàng nhà cửa Dựng cây nêu Kẻ cung tên vôi Quét vôi cho ngôi mộ Quét vôi cho thân cây |
Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi. Vôi không chỉ để ăn trầu cau. Vôi còn là vật trừ tà sát quỷ. Vôi quét lên những ngôi mộ, tường nhà, rắc lên các góc vườn và cửa nhà như một liệu pháp thanh tẩy, ngăn chặn năng lượng xấu. Vôi mặc áo mới cho những thân cây vừa để diệt trừ sâu bệnh, vừa mang ý nghĩa văn hóa tiễn cũ đón những năng lượng mới. Con người có áo mới thì cây cối cũng cần áo mới Cùng với cây nêu, cây cung và mũi tên vẽ bằng vôi chính là tấm khiên phòng chống lũ quỷ xâm nhập trong những ngày mà vũ trụ tạm dừng lại chuẩn bị cho một mùa xuân mới. |
Giới thiệu được phong tục dựng cây nêu, vẽ cung tên để xua đuổi những năng lượng xấu. Đây cũng là những hoạt động trẻ em có thể làm để gìn giữ một nét văn hóa đẹp. |
Ban thờ là trường học
Có lẽ, không có một dân tộc nào trên thế giới mà lại luôn dành vị trí trung tâm, tinh sạch và thiêng liêng nhất trong mỗi ngôi nhà để đặt ban thờ tổ tiên. Có lẽ, cũng không có một dân tộc nào mà cuộc sống dương gian và âm phủ luôn song hành ngay trong ngôi nhà như người Việt. Tất cả nghi lễ quan trọng nhất gắn với tổ tiên đều được tổ chức tại ban thờ gia đình thay vì tại mộ chí. Người Việt có thể thắp hương mỗi ngày tâm sự với gia tiên thay vì phải đợi đến ngày giỗ chạp. Người Việt đưa lên ban thờ tất cả suy nghĩ của mình về tín ngưỡng và khát vọng. Bởi thế với Giới Đức Hương, ban thờ chính là trường học đầu tiên của mỗi con người. Hãy sử dụng ban thờ một cách hiệu quả nhất để tiếp bước cha ông, làm giầu thêm cho di sản của tiền nhân.
Hướng dẫn thực tập:
Tháng ít nhất 2 lần vào 1 và 15 hàng tháng. Toàn thể gia đình thực hiện hoạt động tri ân, sám nguyện với gia tiên trước ban thờ.
Mồng 1: Tri ân – Hứa nguyện gieo duyên làm những việc gì tốt để hồi hướng công đức cùng tổ tiên.
Ngày 15: Sám hối – hứa nguyện sửa đổi những điều xấu, tính xấu hay lầm lỗi đã mắc trong thời gian qua.
Xây dựng thói quen thắp hương hàng ngày, mỗi ngày nguyện làm một việc tốt nhỏ như mỉm cười chào hỏi chú bảo vệ, cô lao công ở thang máy… Mỗi khi mắc lỗi như nóng giận, nói dối,… cũng thắp hương sám hối với gia tiên.
Xin trân trọng mời quý khách gia cập cộng đồng Hiếu Đạo để được tư vấn trực tiếp cũng như tham gia các buổi livestream chia sẻ về Minh triết tâm linh thực hành trong việc xây dựng gia đạo, gia lễ.
https://www.facebook.com/daohieuvietnam
https://www.facebook.com/groups/hieudao