Quy cách sản phẩm

Vòng 18 hạt - Mã số: 172

Loại trầm: Tốc kiến

Giới Đức Hương cam kết tất cả vòng trầm do GĐH phát hành 100% được chế tác từ trầm rừng tự nhiên.

Size: 12.5

Cân nặng: 9.71

Giá thành

9.000.000 VNĐ - Sản phẩm bán kèm hộp đựng trầm đặc biệt như hình chụp.

Bảo hành: Trọn đời

Tất cả sản phẩm vòng của Giới Đức Hương đều để mộc, không kết hợp với bất cứ một vật phẩm phong thủy nào khác để đảm bảo tính nguyên bản của trầm hương tự nhiên.

CHUỖI HẠT TRONG PHẬT GIÁO

Xâu chuỗi tràng hạt là một phần không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng và văn hóa Phật giáo. Theo nghĩa đen, chuỗi được hiểu là những hạt liên kết với nhau để làm trang sức. Nhưng trong đạo, chuỗi được sử dụng làm phương tiện để tu tịnh độ. Theo lịch sử Phật giáo, vào thời Đức Phật, tu sĩ xuất gia và cư sĩ chưa sử dụng chuỗi để tu. Chuỗi chỉ xuất hiện sau này vào thời chuyển mạnh của tịnh độ, khi các nhà tu hành và người theo Phật giáo niệm Phật để đoạn lìa nỗi sầu buồn trên đời. Đó là nguồn gốc pháp quy và ý nghĩa của chuỗi hạt trong Phật giáo. Phật giáo quy định ba loại chuỗi chính dựa vào số hạt trên mỗi chuỗi: Chuỗi 6 hạt (chuỗi tai), chuỗi 18 hạt (chuỗi trung), chuỗi 108 hạt (chuỗi trường). Nhiều người sử dụng chuỗi như một phần quan trọng không thể thiếu khi niệm Phật. Nhưng rất ít người hiểu rõ ý nghĩa thực sự của chuỗi tràng hạt. Theo Phật giáo, trên con đường tu tập không tránh khỏi đoạn phiền não. Những phiền não trong cuộc sống, trong cõi đời khiến con người khao khát tu tâm về cõi tịnh. Kinh Phật quan niệm rằng, những người mang tâm tịnh độ sẽ được sinh về cảnh tịnh độ. Vì thời gian lưu giữ tâm sân nhiều. Nếu con người để tâm gì ngự trị nhiều thì tâm đó sẽ quyết định cảnh giới sau này. Vậy nên, con người niệm Kinh, niệm Phật để tu tâm tịnh độ. Và chuỗi hạt chính là phương tiện để con người gửi tâm mình vào đó và chuyên tâm tu luyện.

Ý NGHĨA CỦA CHUỖI HẠT TRONG PHẬT GIÁO

Kinh Phật đã chỉ rõ con người có hai loại tâm chính: Tâm bất lợi và tâm có lợi. Tâm bất lợi là tâm khiến con người rơi vào cõi đau khổ, phiền não. Thường chính là tham-sân-si. Ngược lại, tâm có lợi gồm tâm từ bi, tâm niệm Phật, tâm tuệ, tâm giải thoát, tâm duy tác, tâm vi tiếu,... Những trí giả tu tâm có lợi mang đến an vui cho mình và đoạn diệt tâm bất lợi. Nhưng trong cõi đời, con người thường bị làm phiền bởi những thói hư, bởi những đau khổ phiền não. Do đó chỉ cần một giây phút cũng có thể khiến tâm người chìm trong lòng ghen, oán hận, trong sự buồn phiền, tủi khổ. Vậy nên, con người luôn khao khát kiểm soát tâm trong mọi trường hợp. Không để tâm bất lợi hoặc bất kỳ hoàn cảnh nào ảnh hưởng đến con đường tu tâm tịnh độ. Khi lần chuỗi là ta đang mượn chuỗi để giữ tâm. Các nhà tu hành và người theo đạo Phật quan niệm rằng trên mỗi chuỗi an trú tâm lợi lạc. Đó chính là phương tiện để đoạn tuyệt tâm bất lợi - nguyên nhân của sự đau khổ hay còn gọi là đắc đạo. Có nhiều cách niệm Phật: niệm ra tiếng, niệm lầm thầm và niệm trong tâm. Dù là phương thức nào, điều quan trọng nhất vẫn là giữ xu hướng tâm hướng Phật. Nếu dụng công được giữ trong tâm thì chuỗi hạt chính là tướng để tu tâm. Chuỗi nhắc nhở người niệm Phật phải luôn giữ tâm hướng Phật, giữ tâm có lợi để sống một đời an yên. Đó chính là ý nghĩa của chuỗi hạt.

Ý NGHĨA CÁC CON SỐ 6,18,108 TRONG CHUỖI TRÀNG HẠT PHẬT GIÁO

Phật giáo quy định ba loại chuỗi chính dựa vào số hạt trên mỗi chuỗi: Chuỗi 6 hạt (chuỗi tai), chuỗi 18 hạt (chuỗi trung) và chuỗi 108 hạt (chuỗi trường). Đây không phải những con số ngẫu nhiên. Số lượng hạt trên một chuỗi thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Theo Phật giáo, nguồn gốc của đau khổ, bất hạnh hay còn gọi là đoạn phiền não khi căn tiếp xúc với trần sinh ra thức. Căn gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Tương ứng với mỗi căn, trần gồm: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Với 6 căn tiếp xúc với 6 trần, sẽ sinh ra 6 thức. Như vậy, khi nhắc đến chuỗi 6 hạt, ta nghĩ tới căn-trần-thức. Đó chính là cửa ngõ của mọi phiền não. Khi căn-trần-thức tiếp xúc với nhau, ta được chuỗi 18 hạt. Đây là kết tinh của phiền sầu, khổ đau. Cuối cùng, chuỗi 108 hạt tượng trưng cho sự tổng hòa tất cả nguyên nhân, kết quả của đoạn phiền não. Dầu cho chuỗi 6 hạt, 18 hạt hay 108 hạt, tất cả đều nhắc tới căn-trần-thức (cửa ngõ của mọi phiền khổ). Vậy nên, để đoạn tuyệt khổ đau, ta cần đoạn tuyệt nguyên nhân dẫn đến phiền muộn đó. Vì thế , con người tu tập hướng tâm tịnh thiện. Người tu cần niệm Phật và dùng phương tiện chuỗi hạt để gửi tâm vào đó, nhắc nhở bản thân luôn cần giữ tâm có lợi trong mọi hoàn cảnh.

LẦN CHUỖI HẠT SAO CHO ĐÚNG?

Chuỗi là phương tiện để tu tâm tịnh độ, là phương thức con người dùng để hướng về lẽ thiện, sự thanh tịnh trong tâm hồn. Vậy đâu là cách lần chuỗi đúng? Có nhiều cách niệm Phật: niệm ra tiếng, niệm lầm thầm và niệm trong tâm. Dù là phương thức nào, điều quan trọng nhất vẫn là giữ xu hướng tâm hướng Phật. Nếu dụng công được giữ trong tâm thì chuỗi hạt chính là tướng để tu tâm. Tuy vậy, khi ngồi trước bàn Phật tổ, tu sĩ niệm Phật theo trình tự các bài. Theo lời Sư tổ dạy, trước hết là câu khai chuỗi:

“Ái hà thiên Xích lãng

Khổ hải vạn trùng ba

Giục thoát luân hồi khổ

Tạo cấp niệm Di đà

Nam mô A Di đà Phật”

Đây không phải bài khai chuỗi nằm trong Kinh Phật dạy. Vậy nên, tùy vào tông phái, hoàn cảnh và đời tư của vị sư tổ đó mà cách khai chuỗi sẽ khác nhau. Tương tự như vậy, thâu chuỗi cũng có nhiều bài. Điển hình là:

“Vận chuyển càn khôn tốn một bầu

Ba ngàn thế giới nắm tay thâu

Luân hồi muôn kiếp trần gian tận

Cửu phẩm liên hoa cõi nhiệm mầu

Nam mô A Di đà Phật”

Sau khi khai chuỗi, thâu chuỗi, cuối cùng là hồi hướng. Niệm Phật mục đích để kiểm soát tâm phóng dật bên trong, khơi tâm có lợi để tâm hồn hướng về nơi cực lạc, thanh thản, nhẹ nhàng. Vậy nên, tu sĩ cần hiểu bản chất và ý nghĩa của việc lần chuỗi niệm Phật, tránh niệm lấy thành tích hay đạt mục tiêu.