Xin tri ân quý khách đã lựa chọn set Nhiệm Màu.

(Ngày lễ giỗ tính theo lịch âm. Mỗi tháng, các gia đình thông thường thắp hương vào mồng 1 và rằm. Bởi vậy set Nhiệm Màu Hiếu Đạo được thiết kế theo lịch âm).

Phong tục Xá tội vong nhân - công việc thiện nguyện cho những người đã mất

Đây là một phong tục rất đẹp và giàu ý nghĩa của người Việt Nam chúng ta. Dân gian quan niệm có 12 loại cô hồn, vì một lý do nào đó không có người thờ cúng nên lang thang vất vưởng. Họ đói ăn và đói Đạo. Chính bởi vậy, ngày xá tội vong nhân chính là ngày chúng ta thực hiện công việc thiện nguyện cho người âm.

Khi thực hiện nghi lễ xá tội vong nhân, bên cạnh những mâm cơm cúng bố thí chúng sinh, chúng ta nên chú ý bố thí cả Đạo, như đọc kinh, thuyết pháp, hồi hướng công đức cho những linh hồn lang thang. Đó là ý nghĩa sâu sắc của Tục xá tội vong nhân.

Lễ cúng xá tội vong nhân

Chúng ta nên chuẩn bị 2 mâm cúng. Cúng thần linh bản cảnh và gia tiên trước. Cúng chúng sinh sau. Mâm cúng có thể theo lệ các cụ xưa hoặc nay, miễn là phải trang nghiêm thanh tịnh. Xin nhắc lại, các cô hồn không chỉ đói ăn mà còn đói Đạo. Nên công việc thiện nguyện phải hài hòa cả vật chất và nghi lễ hồi hướng công đức cho cô hồn. Và hãy luôn nghĩ rằng, tổ tiên nhà mình cũng có thể là cô hồn đang lang thang đâu đó được người khác cứu giúp.

Nếu quý khách đang băn khoăn việc cúng cô hồn có nhất thiết phải vào rằm tháng 7 không? Cúng cô hồn thì có sợ mời ma quỷ về nhà không?... Và nếu quý khách muốn có những bài cúng rằm tháng 7 mẫu, xin trân trọng mời gia cập cộng đồng Hiếu Đạo để được tư vấn trực tiếp cũng như tham gia các buổi livestream chia sẻ về Minh triết tâm linh thực hành trong việc xây dựng gia đạo, gia lễ.

https://www.facebook.com/daohieuvietnam

https://www.facebook.com/groups/hieudao

Vu Lan báo hiếu: Hãy treo ngược những tính xấu

Lễ Vu Lan đã trở nên rất nổi tiếng ở Việt Nam bằng nghi lễ Bông hồng cài áo do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng. Hành động cài bông hồng đỏ hay trắng lên áo không chỉ mang tính chất thông báo một người con còn hay đã mất cha mẹ, mà đây còn là một phép thực tập chánh niệm để ngay lập tức có hạnh phúc. Cha mẹ là một trong những điều kiện lớn của hạnh phúc.

Kính mời gia đình quý khách hãy bật clip này lắng nghe chia sẻ và hướng dẫn thực tập để có hạnh phúc ngay trong hiện tại.

https://youtu.be/hti_2vv5uD4?si=DakXoy5TGfBHahCI

Vu Lan nghĩa là “Treo ngược cái khổ lên” với mong muốn giải thoát. Cha mẹ khổ thì con không thể có hạnh phúc. Con khổ thì cha mẹ cũng không thể có hạnh phúc. Chúng ta hãy thực hành sám nguyện treo ngược những tính xấu của mình biến thành tính tốt để cùng vun đắp hạnh phúc.

Hướng dẫn thực tập: Các thành viên trong gia đình thống nhất chỉ ra mỗi người 1 tính xấu cần treo ngược, viết và để lên ban thờ, thắp hương sám hối và nguyện quyết tâm sửa đổi.

Câu chuyện bà Thanh Đề, mẹ của Bồ Tát Mục Kiền Liên, bị đọa địa ngục, muốn ăn mà thức ăn biến thành lửa cũng giống như hình ảnh những quỷ đói bụng rất to nhưng cổ họng bé, tham lam muốn ăn nhiều nhưng không thể ăn được. Người dân mới nấu cháo loãng để bố thí, bởi cháo mới chảy qua cổ họng được.

Giới Đức Hương đề xuất phương pháp thực tập “Đảo Huyền”, treo ngược những tính xấu để biến thành tính tốt, treo ngược cái bụng tham lam to tướng của quỷ đói thành bụng lặc lè chứa đầy từ bi, nhân đức và lạc quan của Phật Di Lặc.

Mỗi tháng, hãy cùng con mình “đảo huyền” một tính xấu và mời gia tiên chứng kiến!

21/07 âm lịch – Kỷ niệm 55 năm ngày giỗ chủ tịch Hồ Chí Minh

Người Việt Nam xem chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha già dân tộc. Bởi vậy, ngày 21/7 âm lịch hàng năm là ngày giỗ người cha chung mang tình cảm gia đình thiêng liêng sâu sắc hơn là giỗ một anh hùng giải phóng dân tộc hay danh nhân văn hóa thế giới.

Giá trị của lịch sử không chỉ là câu chuyện bài học mỗi thành công, thất bại để rút kinh nghiệm. Quan trọng hơn, lịch sử là tấm gương sáng, ngắm câu chuyện của tiền nhân mà lại thấy bản thân mình trong đó, để mà chiêm nghiệm, để mà sửa đổi làm Người có Nhân, có Lễ, có Nghĩa, có tư tưởng – trăn trở - và khát vọng. Bởi vậy, dân tộc Việt Nam thờ chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là hành động tạc đá khắc bia một vĩ nhân của dân tộc, mà còn để mỗi người tự ngắm, tự soi, tự tu sửa chính bản thân mình.

Hướng dẫn thực tập:

Tháng 7 của Xá tội vong nhân, học tập câu chuyện Hũ gạo cứu đói của Bác Hồ.

Ngày 28-9-1945, Bác Hồ viết bài kêu gọi “sẻ cơm nhường áo” đăng trên Tờ Cứu quốc: “Hỡi đồng bào yêu quý, từ tháng giêng đến tháng bảy năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói. Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên. Tôi xin thay mặt dân nghèo mà cảm ơn các đồng bào”.

Cho trẻ nghiên cứu và quyết định xem số gạo tiết kiệm được sẽ dùng vào việc gì.

Có thể bạn chưa biết

Phong tục tháng 7, Giới Đức Hương xin giới thiệu nghi lễ thắp hương bằng tay không thuận.

Chắp tay búp sen và thắp hương là một Nghi Lễ quan trọng trong hoạt động kết nối với thần linh, tổ tiên và các nguồn năng lượng ở cõi khác. Chắp tay thể hiện lòng nhất tâm để đảnh lễ. Còn thắp hương để tạo nên sự kết nối giữa tâm thức người thắp với nguồn năng lượng thiêng. Bởi vậy, đây là hoạt động cần thành tâm và nhất tâm là đủ.

Tuy nhiên, Giới Đức Hương tư vấn khi cắm hương, chúng ta nên sử dụng tay không thuận. Bởi tay thuận thì thường chúng ta hay sử dụng vào rất nhiều việc cá nhân hàng ngày, không được thanh sạch như tay không thuận. Đây là hành động mang tính biểu tượng của Lễ, nói lên lòng coi trọng của con cháu chúng ta đối với công việc tâm linh. Từ hành động biểu tượng này, chúng ta có thể quán chiếu với những hành động khác, để Lễ có Nghĩa, Nghĩa có Lý, cho chữ Hiếu Đạo được vẹn tròn mà không mê tín, để rèn tâm rèn trí của chính mình và các thành viên trong gia đình.

Ban thờ là trường học

Có lẽ, không có một dân tộc nào trên thế giới mà lại luôn dành vị trí trung tâm, tinh sạch và thiêng liêng nhất trong mỗi ngôi nhà để đặt ban thờ tổ tiên. Có lẽ, cũng không có một dân tộc nào mà cuộc sống dương gian và âm phủ luôn song hành ngay trong ngôi nhà như người Việt. Tất cả nghi lễ quan trọng nhất gắn với tổ tiên đều được tổ chức tại ban thờ gia đình thay vì tại mộ chí. Người Việt có thể thắp hương mỗi ngày tâm sự với gia tiên thay vì phải đợi đến ngày giỗ chạp. Người Việt đưa lên ban thờ tất cả suy nghĩ của mình về tín ngưỡng và khát vọng. Bởi thế với Giới Đức Hương, ban thờ chính là trường học đầu tiên của mỗi con người. Hãy sử dụng ban thờ một cách hiệu quả nhất để tiếp bước cha ông, làm giầu thêm cho di sản của tiền nhân.

Hướng dẫn thực tập:

Tháng ít nhất 2 lần vào 1 và 15 hàng tháng. Toàn thể gia đình thực hiện hoạt động tri ân, sám nguyện với gia tiên trước ban thờ.

Mồng 1: Tri ân – Hứa nguyện gieo duyên làm những việc gì tốt để hồi hướng công đức cùng tổ tiên.

Ngày 15: Sám hối – hứa nguyện sửa đổi những điều xấu, tính xấu hay lầm lỗi đã mắc trong thời gian qua.

Xây dựng thói quen thắp hương hàng ngày, mỗi ngày nguyện làm một việc tốt nhỏ như mỉm cười chào hỏi chú bảo vệ, cô lao công ở thang máy… Mỗi khi mắc lỗi như nóng giận, nói dối,… cũng thắp hương sám hối với gia tiên.

Xin trân trọng mời quý khách gia cập cộng đồng Hiếu Đạo để được tư vấn trực tiếp cũng như tham gia các buổi livestream chia sẻ về Minh triết tâm linh thực hành trong việc xây dựng gia đạo, gia lễ.

https://www.facebook.com/daohieuvietnam

https://www.facebook.com/groups/hieudao

Từ khóa: