Phi tửu bất thành lễ

Từ buổi bình minh của nhân loại, rượu đã là vật phẩm để dâng lên các đấng thần linh và tiên tổ. Từ các nền văn minh ở Ai Cập, Babylon, Summer cho đến các vương quốc tại Trung Hoa, rượu đã luôn là một phần của các nghi thức kết nối giữa cõi tạm và cõi linh.

Nước Việt ta cũng vậy. Trên cao nguyên, đồng bào dành những ghè rượu quý nhất cho lễ cúng thần, cúng ma. Người Mạ đặt ché rượu quý dưới cây hoa thông linh – cây nêu cả làng dựng lên để “nối trời và đất” – trước khi làm lễ cúng tiên tổ. Người Ba Na để dành ghè rượu quý nhất trong nhà cho lễ cầu mùa. Người Khơ Mú phải có rượu cần – loại lễ vật được cho là ngon nhất – khi vào nhà mới. Chúng làm từ hạt gạo, tinh hoa của trời đất, được đem tạ ơn trời đất.

Dưới đồng bằng, lễ vật cung tiến của các địa phương cho hoàng cung thường là rượu quý. Thứ rượu thiêng được đem dâng tổ tiên trong hoàng cung, ngay cả các bậc vương tử vương tôn cũng không có để uống nhiều.

Châu bản Triều Nguyễn chép năm Thành Thái thứ 9, tỉnh Quảng Bình cung tiến 2 vò rượu được niêm phong. Một vò được chia làm 25 phần cung tiến tại các miếu điện. Vò còn lại mới được chia ra dâng tiến 3 cung, mỗi cung chỉ được một cút.

Nhưng tiếc rằng trong đời sống hiện đại, khái niệm “rượu quý” đã mai một đi cùng với nền công nghiệp thực phẩm. Trên nhiều ban thờ ngày nay, chỉ là “rượu” nói chung, đôi khi không thể phân biệt chất lượng, thật-giả, không còn thực sự mang ý nghĩa của một lễ vật thiêng liêng.

Một lạng trầm hương, trăm lạng vàng

Rượu trầm hương từng là biểu tượng cho sự quý giá trong đời sống tinh thần của người xưa.

Có truyện kể rằng, tuyệt tác hàng đầu của văn học Á Đông, đã được đem đổi lấy rượu trầm hương.

Trong cung cấm nhà Đường trồng được loài hoa mẫu đơn quý, Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi cùng đi thưởng hoa. Nhạc tấu lên, vua xua tay: “Thưởng danh hoa, đối phi tử, sao lại dùng những bài hát cũ?”, rồi cho truyền Lý Bạch đến. Tiên thơ đến, vung bút viết ngay ba bài Thanh bình điệu, sau thành trở thành một biểu tượng của văn học Trung Hoa. Người ta nói, Lý Bạch chỉ xin nhà vua ban thưởng rượu trầm hương để đãi miệng.

Có người kể rằng sau này, vì Thanh bình điệu ngầm so sánh Dương Quý Phi với Triệu Phi Yến – người phi bị thất sủng thời Hán – nên Lý Bạch vĩnh viễn không được làm quan. Ba khúc nhạc huyền thoại chỉ đổi lấy rượu trầm.

Trầm hương và rượu trầm hương từng là đặc quyền của tầng lớp quý tộc phong kiến. Nhờ vào sự mến mộ của giai cấp này, giá trầm hương có giai đoạn, như dưới thời nhà Đường, đắt gấp một trăm lần vàng. Một lạng trầm hương, trăm lạng vàng. Nó trở thành niềm ao ước của các bậc thi nhân, các bậc thầy thưởng rượu. Cả đời Lý Bạch đã làm thơ về rượu, nhắm rượu bằng trăng, nhưng khi gặp vua chỉ xin ban rượu trầm hương. Còn Đỗ Phủ viết:

“Thư tá hồ trung trầm hương tửu
Hoàn ngã nam nhân chân nhan sắc”
“Đưa ta một vò rượu trầm hương
Để lấy lại đúng nhan sắc kẻ nam nhân”

Đường Minh Hoàng đốt hàng xe trầm trước cung điện để làm vui lòng Dương Quý Phi. Càn Long dùng trầm khắc sư tử. Trầm hương từ các vùng đất miền Trung Việt Nam ngày nay chủ yếu dùng để cống nạp cho các hoàng đế. Dưới sự cai trị của giai cấp quý tộc, trầm hương trở thành thứ không thể với đến với người dân bình thường.

Nhưng trầm, và rượu trầm, giờ đã có thể được tiếp cận với đại đa số người dân – trở thành một vật thiêng xứng đáng với các nghi thức tâm linh của dân tộc.

Rượu quý – vật dẫn về nguồn cội

Dòng rượu Long Vân Khánh Hội của Giới Đức Hương không chỉ hướng tới mục tiêu trả lại chai rượu vị trí trang trọng nhất trên ban thờ, mâm cúng. Rượu quý chỉ là vật dẫn đường để con người tìm về với những giá trị nguồn cội.

Cha ông đã dùng rượu dâng lên cõi linh thiêng với bốn tiêu chí:

Thiện - thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa với tiên tổ, sự biết ơn với cả những năng lượng tự nhiên đã giúp đỡ con người;

Chân – rượu được làm từ những nguyên liệu tinh túy nhất, sạch sẽ và kỹ càng nhất.

Mỹ - ngay cả trong những buôn làng hiểm trở, ghè đựng rượu cúng cũng là chiếc ghè quý nhất của cộng đồng; nghi thức dâng rượu được thực hiện cùng một hệ thống mỹ cảm cầu kỳ.

An - rượu trong các nghi thức tâm linh không phải thứ rượu để tạo ra lạc thú, nó là biểu tượng cho lòng cầu an, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Rượu trầm Giới Đức Hương được làm từ rượu ủ thùng gỗ sồi ngâm với trầm hương tự nhiên thượng hạng của Khánh Hòa. Trầm hương được làm sạch bởi công nghệ plasma đảm bảo không lẫn tạp chất, cho hương vị tinh khiết nhất.

Không chỉ đơn thuần là một loại rượu được làm từ các nguyên liệu quý, Long Vân Khánh Hội còn là vật dẫn cho hành trình theo đuổi Thiện-Mỹ-Chân-An của mỗi người Việt Nam.

Điều này phản ánh trong nguyên liệu trầm thượng hạng (Chân); trong bình gốm vẽ tay bởi các nghệ nhân, theo đường nét mỹ thuật truyền thống Việt Nam (Mỹ); trong mục tiêu mà những bình rượu hướng đến (tâm Thiện, cầu An).

Từ khóa: