Bộ kinh Milinda Vấn Đạo (Milinda-panhà) kể lại những câu hỏi và đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Trong bộ kinh này, trầm hương được nhắc đến rất nhiều lần. Riêng ở phần đề cập đến Niết bàn, ngài Nàgasena đã dùng trầm hương để mô tả cho vua Milinda về Niết bàn.

Trầm hương có 3 đặc điểm là: Thật khó mà tin được; Mùi thơm tuyệt đối; Tất cả ai ai cũng ưa chuộng và ca tụng. Cũng như Niết bàn cũng có ba đặc điểm là: Thật khó mà tìm thấy, khó mà gặp được; Mùi thơm của Tam học (Giới – Định – Huệ) là mùi thơm tuyệt đối; Là nơi của các bậc Thánh nhân an nghỉ.

Có lẽ vì trầm hương cũng là một hương liệu vô cùng quý giá được người Hy Lạp sử dụng trong các nghi lễ cúng thần linh nên ngài Nàgasena đã sử dụng trầm hương để giải thích cho vua Menander về Niết bàn.

Nói thêm về bộ kinh Milinda Vấn Đạo. Bộ kinh là cụộc học đạo giữa một người tây phương (vua Menander) với văn hóa Hy Lạp muốn học hỏi giáo pháp uyên áo của đạo Phật ở Đông phương qua sự giải đáp của một vị tăng (Tỳ kheo Nàgasena) ở thung lũng sông Indus. Cuộc đàm đạo này xảy ra vào khoảng từ 400 đến 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Về sau đã đươc đại đức Pitakaculàbhaya, ở trung Ấn Độ biên tập lại bằng tiếng Pàli từ những khẩu truyền.

Vốn dòng dõi Hy-lạp, vua Menander đã hỏi khá nhiều câu hỏi mà người Tây phương thường thắc mắc về những đề tài rất cấp thiết đại lọai như “Nếu không có linh hồn thì cái gì sẽ tái sanh?” hoặc “Nếu không có cái ta thì ai đang chuyện trò với ngài? Trong cuộc vấn đạo này, mọi câu hỏi được đặt ra từ một kẻ ngạo mạn đầy uy quyền với óc đa nghi, sắc bén đều đã được giải đáp hòa nhã, thỏa đáng kèm với nhiều tỉ dụ cụ thể và giản dị bởi một vị thánh tăng.

Tham khảo theo “Những hộ pháp vương của Phật giáo trong lịch sử Ấn Độ”
Nguồn Thư viện Hoa sen

Từ khóa: