Chữ bắc Phạn (Sanskrit) đã được người Chăm tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên. Các chữ viết trên bia Võ Cạnh ở thế kỷ III với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký vùng Amaravati ở nam Ấn Độ. Tuy nhiên chữ viết của Champa trong hơn 10 thế kỷ tồn tại của mình cũng liên tục thay đổi tương ứng với những thời kỳ ảnh hưởng từ các vùng khác nhau ở Ấn Độ.

Từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII, chữ Phạn ở Champa có dạng tự vuông của vùng bắc Ấn, nhưng từ thế kỷ IX trở đi chữ Phạn ở Champa lại có dạng tự tròn của vùng nam Ấn. Có thể nhận định Champa là quốc gia đầu tiên có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á.

Xuất phát từ dạng tự của chữ Phạn, người Chăm đã bỏ các phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm và một số ký hiệu mới được bổ sung thành một dạng chữ Phạn - Champa. Theo các nhà nghiên cứu, tiếng Chăm có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo (Akhar Thrah) của Ấn Độ.

Từ khóa: