Thứ hai, 28/11/2022 | 10:29
Lửa trong đời sống tín ngưỡng người Việt Nam
Trong đời sống tâm linh người Việt, lửa còn có ý nghĩa như là cầu nối, là phương tiện vận chuyển từ thế giới người sống sang thế giới người chết.
Tóm tắt nội dung
- Cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, người Việt Nam có tục thờ thần lửa (biểu hiện của văn hóa sùng bái lửa). Nói cách khác, lửa là thần thánh, là lực lượng siêu nhiên.
- Rất nhiều các dân tộc ở Việt Nam có tục thờ thần lửa mặc dù cách thức và mức độ thể hiện có khác nhau. Có những dân tộc thờ lửa quanh năm nhưng không có lễ cúng dành riêng cho thần lửa vào dịp tết, trong khi một số dân tộc khác thì lễ tết luôn gắn liền với nghi thức thờ thần lửa. Dân tộc Dao ở Hà Giang mở đầu cho ngày tết âm lịch của mình bằng nghi lễ cúng thần lửa. Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang cũng có tục nhảy lửa vào tháng Giêng. Các dân tộc ở Tây Nguyên rất coi trọng vai trò của thần lửa, trước đây đã từng có vùng Hỏa Xá do vua lửa cai trị. Người Ca Dong thờ bếp thiêng ở trong buồng kín, bảo vệ cẩn mật, xem thần lửa như người chăm lo cho sự sống gia đình. Người Ê Đê và Mnông xem lửa là vị thần may mắn luôn bảo vệ con người.
- Dân tộc Kinh cũng thờ thần lửa. Người Kinh gọi thần lửa là ông Táo. Trong cổ ngữ Việt Mường, tiếng “táo” có nghĩa gốc là “tá”, dùng để chỉ các vị thần thuộc dòng lửa (như Tá Cần, Tá Cài…). Cứ mỗi dịp Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình người Việt lại làm lễ cúng ông Táo một cách thành kính. Phải nói, vua lửa có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.
- Trong đời sống tâm linh người Việt, lửa còn có ý nghĩa như là cầu nối, là phương tiện vận chuyển từ thế giới người sống sang thế giới người chết. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong nghi thức dâng hương (thắp hương, đốt hương) của người Việt. Người Việt tin rằng nén hương khi đốt lên (có lửa) như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Ngày giỗ, ngày tết, bàn thờ không thể không có lửa đèn, khói nhang. Chỉ khi thắp lửa đèn, khi dâng hương, người Việt mới khấn vái, cầu mong gia tiên phù hộ độ trì, thành kính mời ông bà, ông vải về ăn cỗ cúng và tin rằng tấm lòng thành kính của người thắp hương sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng.
- Cũng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt, lửa còn có sức mạnh xua đuổi tà khí - lửa tẩy uế. Ý nghĩa này thể hiện trong những phong tục như đốt vía, xua đuổi tà ma, ám khí. Người đi chợ gặp người mà họ cho là có vía xấu, họ châm lửa đốt giấy hoặc rơm rạ để “vía lành ở lại, vía dữ bay đi”. Người mới chuyển đến nơi ở mới thường đốt một đống lửa to trong nhà để xua đuổi không khí lạnh lẽo cũng là tạo hơi ấm, khơi thắp lên sức sống mới cho ngôi nhà.
Cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, người Việt Nam có tục thờ thần lửa (biểu hiện của văn hóa sùng bái lửa). Nói cách khác, lửa là thần thánh, là lực lượng siêu nhiên.
Rất nhiều các dân tộc ở Việt Nam có tục thờ thần lửa mặc dù cách thức và mức độ thể hiện có khác nhau. Có những dân tộc thờ lửa quanh năm nhưng không có lễ cúng dành riêng cho thần lửa vào dịp tết, trong khi một số dân tộc khác thì lễ tết luôn gắn liền với nghi thức thờ thần lửa. Dân tộc Dao ở Hà Giang mở đầu cho ngày tết âm lịch của mình bằng nghi lễ cúng thần lửa. Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang cũng có tục nhảy lửa vào tháng Giêng. Các dân tộc ở Tây Nguyên rất coi trọng vai trò của thần lửa, trước đây đã từng có vùng Hỏa Xá do vua lửa cai trị. Người Ca Dong thờ bếp thiêng ở trong buồng kín, bảo vệ cẩn mật, xem thần lửa như người chăm lo cho sự sống gia đình. Người Ê Đê và Mnông xem lửa là vị thần may mắn luôn bảo vệ con người.
Dân tộc Kinh cũng thờ thần lửa. Người Kinh gọi thần lửa là ông Táo. Trong cổ ngữ Việt Mường, tiếng “táo” có nghĩa gốc là “tá”, dùng để chỉ các vị thần thuộc dòng lửa (như Tá Cần, Tá Cài…). Cứ mỗi dịp Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình người Việt lại làm lễ cúng ông Táo một cách thành kính. Phải nói, vua lửa có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.
Trong đời sống tâm linh người Việt, lửa còn có ý nghĩa như là cầu nối, là phương tiện vận chuyển từ thế giới người sống sang thế giới người chết. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong nghi thức dâng hương (thắp hương, đốt hương) của người Việt. Người Việt tin rằng nén hương khi đốt lên (có lửa) như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Ngày giỗ, ngày tết, bàn thờ không thể không có lửa đèn, khói nhang. Chỉ khi thắp lửa đèn, khi dâng hương, người Việt mới khấn vái, cầu mong gia tiên phù hộ độ trì, thành kính mời ông bà, ông vải về ăn cỗ cúng và tin rằng tấm lòng thành kính của người thắp hương sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng.
Cũng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt, lửa còn có sức mạnh xua đuổi tà khí - lửa tẩy uế. Ý nghĩa này thể hiện trong những phong tục như đốt vía, xua đuổi tà ma, ám khí. Người đi chợ gặp người mà họ cho là có vía xấu, họ châm lửa đốt giấy hoặc rơm rạ để “vía lành ở lại, vía dữ bay đi”. Người mới chuyển đến nơi ở mới thường đốt một đống lửa to trong nhà để xua đuổi không khí lạnh lẽo cũng là tạo hơi ấm, khơi thắp lên sức sống mới cho ngôi nhà.
Đoàn Tiến Lực
(Lửa: từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng ngôn từ)